Nhìn chung, Đến thời điểm hiện tại thì Tia UV đã được nghiên cứu khá nhiều. Nó có hại cho mắt người và việc quan trọng là nên sử dụng Kính Râm khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, Tia UV được chia ra làm 3 loại khác nhau, để hiểu hơn về tia UV bạn có thể tham khảo như sau:
TÊN | BƯỚC SÓNG | TẦN SỐ (HZ) | NĂNG LƯỢNG PHOTON (EV) |
---|---|---|---|
Tia X | 0,01 nm – 10 nm | 30 EHz – 30 PHz | 124 eV – 124 keV |
Tia tử ngoại | 10 nm – 380 nm | 30 PHz – 790 THz | 3.3 eV – 124 eV |
Ánh sáng nhìn thấy | 380 nm-700 nm | 790 THz – 430 THz | 1.7 eV – 3.3 eV |
Tia tử ngoại ( UV ) nằm trong ngưỡng từ 10 nm – 380 nm
- UVC: Tia này có tác động lớn tới mắt, tuy nhiên, nhờ có tầng oZone là tia được giữ lại. Tuy tầng ozone hiện nay có nhiều tác động ” Hiệu ứng nhà kính gây thủng tầng Ozone “. Ngoài ra, những người làm trong môi trường đặc biệt như phi công thường xuyên tiếp xúc với loại UVC
- UVB: Là loại tia trong ánh sáng mặt trời và tiếp xúc với mắt. Được quan tâm nhiều nhất. UVB khi phơi nhiễm nhiều với mắt sẽ gây Viêm Giác mạc, Hạt kết mạc, mộng…. và các bệnh lý liên quan. Rất may, tia UV này khi sử dụng kính râm sẽ được chặn lại lên đến 99%
- UVA: Là tia có đi xuyên qua tầng Ozone nên bức xạ tử ngoại chiếm đến 97%. Điều này UVA đi qua được giác mạc, vào thủy tinh thể, gây thoái hóa hoàng điểm hoặc đục thủy tinh thể.. Việc sử dụng kính mát cũng ngăn chặn luôn được tia UVA vào mắt. Bảo vệ mắt
Các tia tử ngoại nhân tạo do lượng thời gian chiếu vào mắt và khoảng cách từ các thiết bị điện tử ngắn nên tác động đến mắt gấp nhiều lần so với tia tử ngoại mặt trời. Các ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử sẽ gây ra các triệu chứng nhức mắt, khô mắt, các tật về mắt hoặc thoái hóa hoàng điểm (bệnh lý có nguy cơ gây mù lòa cao).